Tự xử lý hư hỏng thiết bị của bộ dàn karaoke trong gia đình

Hoàng Audio 6 năm trước 1941 lượt xem

    Để tự mình có thể kiểm tra, xác định hư hỏng của các thiết bị trong bộ dàn karaoke, bạn cần chú ý đến những đặc điểm sau để có thể dễ dàng sử dụng phương pháp loại trừ, hoặc thay thế phụ kiện kịp thời, giúp hệ thống có thể hoạt động tốt trở lại, không làm gián đoạn cuộc vui cũng như không khí xum vầy.

    Với những kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Hoàng Audio giúp khách hàng của mình tự xử lý hiện tượng hư hỏng từ xa một cách nhanh nhất có thể. Dưới đây là những chia sẻ thực tế phần nào hỗ trợ tới các bạn kịp thời.

    ==>> Những bức xúc xảy ra với bộ dàn karaoke tại chung cư cần giải pháp.

    Hình ảnh minh họa về kiểm tra các dây, zắc đấu nối các thiết bị của bộ dàn karaoke
    Hình ảnh minh họa về kiểm tra các dây, zắc đấu nối các thiết bị của bộ dàn karaoke.

    Điểm đặc biệt của bộ dàn karaoke thông thường đến cao cấp, chuyên nghiệp ra sao, chúng đều có nguyên lý, hoặt động và đấu nói giống nhau, như một quy trình cơ bản. Tuy nhiên, khâu kỹ thuật, căn chỉnh, seup sẽ khác nhau tùy vào cấu hình, không gian, và điều kiện kinh tế, nhu cầu của mỗi gia đình. Do đó chúng ta cần nắm bắt được thiết bị chính trong bộ karaoke, ví dụ: amply truyền thống (mixer cơ) kèm cục đẩy, hoặc cục đẩy công suất kèm mixer số, micro có dây, hoặc không dây.

    Hình ảnh minh họa cấu hình, liên kết của bộ dàn karaoke.
    Hình ảnh minh họa cấu hình, liên kết của bộ dàn karaoke.

    Bộ dàn karaoke không ra tiếng:

    Hầu hết nguyên nhân xảy ra từ những thiết bị chính sau đây: Amply karaoke ( hoặc cục đẩy công suất nếu có) đầu phát, hoặc từ amply đến loa:

    Kiểm tra Amply (cục đẩy công suất):

    + Hư hỏng nguồn, không có đèn báo, hoặc do công tắc Power (kiểm tra dây dẫn, ổ cắm nguồn)

    + Lỗi do mạch relay tự hỏng  hoặc do mạch công suất ( transitor) sai phân cực dẫn đến dò điện áp 1 chiều ra loa. Đây chính là mạch bảo vệ an toàn cách ly tải( loa) với máy.

    + Lỗi do mạch chỉnh người sử dụng chưa điều chỉnh volume music và Master hoặc do chính các chiết áp đó bị hư hỏng, tiếp xúc kém ( nên xoay đi xoay lại núm chỉnh, nếu âm thanh phát ra loa "lột xột"...thì chính bạn cũng sẽ tự mình điều chỉnh được chiếc amply đó hoạt động bình thường trở lại. Bằng cách xoay nhiều lần nữa để tìm được điểm tiếp xúc tốt nhất của chiết áp, giữa thanh quét vói lớp điện trở bằng than. Tất nhiên sau khi rảnh rỗi bạn nên đưa chiếc amply đó đến tiệm sửa chữa thay thế chiết ấp mới.

    + Lỗi do tín hiệu từ đầu phát nhạc, như volume điều chỉnh trên điều kiển, hoặc màn cảm ứng để ở mức tối thiểu.

    + Dây, jak kết nối tín hiệu từ đầu phát (Audio Out) tới IN Line Amply karaoke hoặc cục đẩy công suất ( jak hoa sen đối với đầu, amply, jak canon, newtrik đối với cục đẩy công suất và loa chuyên nghiệp)

    + Dây kết nối từ công suất máy tới loa do tiếp xúc kém hoặc đứt ngầm, hoặc chuột cắn, tắc động của vật dụng khác..( thay thử bằng đoạn dây khác, hoặc quẹt pin 1,5v tại 2 cực của dây (tiếng lụp bụp.., để xác định cho nhanh loa còn tốt, hay đứt dây ngậm)

    + Loa hư hỏng: đối với trường hợp này xảy ra rất hiếm bởi, nếu có hư hỏng thì chỉ xảy ra một chiếc bên trái, hoặc bên phải, đặc biệt hư loa bass thì loa treble vẫn hoặt động bình thường.

    Như trên, bạn sẽ phải kiểm tra lần lượt từng thiết bị để loại trừ, cũng như khoanh vùng được khu vực hư hỏng một cách nhanh chóng. Khi đó việc đánh giá được lỗi do amply, hoặc dây tín hiệu, các điểm tiếp xúc của dây dẫn...sẽ có phương án thay thế, sửa chữa kịp thời từ chính các phụ kiện trong gia đình.

    Trường hợp kiểm tra cụ thể từng bước vẫn không có âm thanh phát loa, khi đó bạn nên đưa chiếc amply của mình đến trạm bảo hành hoặc địa chỉ cửa hàng uy tín để được tìm pan và sửa chữa.

    Hình ảnh tổng quan vị trí phía sau của bộ dàn karaoke
    Hình ảnh tổng quan vị trí phía sau của bộ dàn karaoke.

    Một bên loa âm thanh bình thường, một bên nghẹt, hoặc thất thường

    - Hiện tượng này xảy ra với khác nhiều đối với những dòng amply karaoke hàng bãi. Lý do thường do chính những chiếc chiết áp có thể là vulume music, master hoặc bass, middle tiếp xúc kém một bên: left "trái", hoặc right "phải".

    - Trường hợp sò " Transtor" bị hư hỏng ít xảy ra, chủ yếu do điện áp 1 chiều từ (-40v đến -45 và +40v đến +45v) cung cấp cho kênh left "trái", hoặc right "phải" bị mất nguyên nhân chủ yếu do đứt điện trở công suất, hoặc cầu chì bảo vệ nguồn cấp cho vỉ công suất hoạt động. Đặc biệt chỉ mất một trong 2 loại điện áp (-) hoặc (+).

    Hú, rú rít khó căn chỉnh của bộ dàn karaoke.

    - Kiểm tra vị trí loa, hướng loa, độ trúc và vị trí người ngồi hát ở khoảng cách, cự ly quá gần. Đặc biệt đối với nhiều bạn thích nghe nhạc to, kèm theo tiếng treble quá nhiều hoặc lắp thêm loa siêu treble.

    - Volume của mic, music, master với núm chỉnh HI đưa lên quá vị trí 12h( thông thường ở vị trí 9 đến 10h).

    - Nếu sử dụng micro không dây có điều chỉnh độ nhạy thì nên đưa về vị trí thấp nhất.

    Tại sao công nghệ hiện nay giải quyết được vấn đề bức xúc này bởi mixer karaoke HAS (vang số) hoặc amply số HAS ra đời, giúp khách hàng thưởng thức ca hát tuyệt vời nhất khi mang lại chất nhạc hay, mạnh, tách bạch nhưng hú , rú rít gần như triệt để (tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào người căn chỉnh)

    Loa sub điện không hoạt động.

    - Kiểm tra nguồn điện, đèn báo nguồn đã sáng, kiểm tra núm volume (âm lượng) tốt đến dây dẫn tín hiệu kết nối, hoặc thay thử dây khác nếu vẫn không có âm thanh phát ra. Bạn có thể rút đầu jak kết nối tại amply và dùng ngón tay chỏ tác động vào lõi giữa của jak, nếu có tiếng đáp "bụp, bụp" từ loa trầm, có nghĩa là vỉ công suất của loa siêu trầm và loa trầm vẫn tốt và ngược lại. 

    Micro karaoke không hoạt động.

    Đối với micro có dây: Kiểm tra núm volume Mic của amply đã điều chỉnh đến vị trí từ 9 đến 12h cùng Volume của Master amply. Bạn có thể loại trừ micor hoặc dây kết nói của micro hỏng bằng phương pháp loại trừ đảo dây, hoặc đảo micro. Một số trường hợp micro có tiếng loẹt xoẹt, hoặc chập chờn, lúc to, lúc nhỏ, bạn nên chú ý đến hàng chiết áp micro của amply do tiếp xúc kém, hoặc tiếp xúc giữa 2 đầu cắm của micro...

    Đối với micro karaoke không dây: Lỗi thường xảy ra nhiều nhất là do tần số của mic bị thay đổi do người sử dụng sẽ làm micro không phát ra tiếng, bạn chỉ cần dò lại tần số của micro trùng với đầu thu của micro. Cách cài đặt lại, bạn tham khảo tại các bài viết liên quan tới sản phẩm tại Hoàng Audio. Một số micro hư hỏng nặng do khách hàng sử dụng pin kém chất lượng hoặc để quên dẫn tới chảy nước, chập cháy linh kiện. Lời khuyên với bạn: nên sử dụng pin sạc chất lượng, có giá từ 120.000đ đến 250.000đ vỉ.

    ===>>> Chuyên mục tư vấn mua, sử dụng dàn karaoke gia đình hiệu quả.

    Tóm lại các vấn đề:

    Để bộ karaoke hoạt động đúng nguyên lý và ổn định, các bạn nên tuân thủ các điều kiện, cũng như tiêu chuẩn về thông số an toàn của nhà sản xuất. Những trường hợp xảy ra thường ít khi gặp, nhưng đôi khi vì thiếu hiểu biết, mà vô tình chúng ta gây thêm thiệt hại không đáng có cho thiết bị của mình. Chúc bạn thành công trong việc tự mình xử lý hiện tượng hư hỏng xảy ra bất ngờ của bộ dàn karaoke trong những thời khắc quan trọng.

    ==>>> Nên tham khảo: các công trình thi công lăp đặt dàn karaoke cho gia đình để lựa chọn phù hợp.

     

    Tin khác:

    - Lựa chọn cục đẩy công suất hay Amply số (cục đẩy liền vang số)

    - Dàn karaoke HAS 4.0 giá rẻ của gia đình chú Thành - Định Công Hạ

    1941 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Bình luận đánh giá về

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    Tin mới
    Nhắn tin facebook Chát nhanh Zalo