Huyền Thoại “hi-end” Boulder

Hoàng Audio 6 năm trước 1090 lượt xem

    25 năm là khoảng thời gian đủ dài để một thương hiệu hi-end phát triển và trở nên quen thuộc với audiophile thế giới.

    Nhưng với Boulder, đó không đơn thuần là thời gian. Bởi Boulder trở thành huyền thoại không chỉ vì là nơi tạo ra các thiết bị hi-end có chất âm quyến rũ, đầy sức mạnh và mức giá cao ngất ngưỡng, mà tất cả những gì thuộc về Boulder đều toát lên vẻ “hi-end”.

    Danh tiếng Boulderđược xây dựng từ quyết định của Jeff Nelson khi ông dời California ồn ào để chuyển về thung lũng rất đẹp có tên Boulder(bang Colorado, Hoa Kỳ). Năm 1984, Jeff Nelson thành lập công ty Boulderđể hiện thực hóa ước mơ chế tạo thiết bị âm thanh mang tính đột phá, đầy sức mạnh và có chất âm đẹp như vùng đất Boulder.

    ==> Tin khác: 

    Từ xuất phát điểm sản xuất thiết bị âm thanh cho phim ảnh, đến nay, Boulder hoạt động ở hai lĩnh vực: dân dụng và công nghiệp. Hãng hiện có khoảng 200 cửa hàng ở Bắc Mỹ và đại diện phân phối chính thức ở hơn 30 quốc gia.

    Khuôn viên của Boulder có diện tích nhiều héc-ta, bao gồm: văn phòng, xưởng lắp ráp, phòng thiết kế, nhà kho… Khu vực rộng nhất là nhà xưởng định hình và cắt kim loại. Jeff Nelson cho biết: Hai hệ thống dây chuyền máy cắt CNC dùng phần mềm điều khiển Mastercam để cắt kim loại có chi phí đầu tư vài triệu USD. Có thể hình dung được mức độ phức tạp của hệ thống dây chuyền này khi biết rằng bộ chassis ampli 2050 cần đến 100 công đoạn để tạo ra hình dáng sau cùng.

    Ngoài ra, Bouldercòn trang bị hệ thống máy khoan mạch điện, bảo đảm độ chính xác tuyệt đối khi hàn linh kiện vào mạch điện. Việc phát triển sản phẩm thể hiện sự kết hợp giữa định hướng mục tiêu của hãng và sử dụng kỹ thuật từ nhiều nguồn bên ngoài.

    Nhóm thiết kế của hãng hiện có khoảng 20 kỹ sư điện tử và 5 nhà nghiên cứu R&D. Đội ngũ đông đảo nhất là các kỹ thuật viên với hơn một trăm người làm việc trong xưởng lắp ráp. Nếu biết rằng preampli huyền thoại 2010 cần đến 40 giờ hoàn thiện và thêm 40 giờ kiểm tra trước khi đóng thùng, người chơi mới hiểu tại sao preampli này có giá bán 45 nghìn USD. Sản phẩm chuyển đến các đại lý đều được đặt trong thùng gỗ.

    Tin khác:

    Triết lý hi-end của Boulder rất đơn giản: “Tái tạo âm thanh chính xác như bản thu. Ampli Boulder có âm thanh trong suốt, chính xác, nhanh, mạnh mẽ với độ nhiễu và méo cực thấp và không thêm bớt bất cứ âm sắc nào vào bản ghi”. Chủ tịch Jeff Nelson khẳng định: “Sản phẩm Boulder là sự kết hợp tầm nhìn về tương lai với kỹ thuật điện tử tối tân”. Vì thế, chúng ta khó tìm được hàng Boulder “second-hand” do đa số sản phẩm của hãng thuộc sở hữu của người chủ đầu tiên.

    LƯỢC SỬ CÁC DÒNG SẢN PHẨM

    Đến nay, Boulder mới có 4 dòng sản phẩm chính thức, trong đó có 3 dòng hiện rất thịnh hành. Tất cả đều thể hiện hình ảnh đặc trưng của thương hiệu. Chúng đều là cỗ máy chiến khó có đối thủ, rất nặng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

    Dòng sản phẩm đầu tay 500 dành cho xử lý âm thanh trong phim. Đến năm 1987, Bouldermới xuất xưởng ampli hai kênh dân dụng đầu tiên ký hiệu 500AE (audiophile edition). Sau khi 500AE ra đời, Boulder đã từng bước xây dựng hệ thống phân phối tại Bắc Mỹ. Đến đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), sản phẩm của Boulder bắt đầu xuất khẩu dến Châu Âu và Nhật Bản. 500AE tồn tại đến năm 1999.

    Boulder 500AE

    Sau thành công của 500AE, Boulder tập trung nguồn lực chế tạo dòng ampli 2000 nhằm đưa Boulder lên đỉnh cao hi-end thế giới. Ampli 2000 tạo dựng nên hình ảnh Boulder với các ampli to lớn, đồ sộ, đầy sức mạnh, hình dáng trông như ngọn đồi vuông vức được khoét rãnh ở hai cạnh bên. Ampli 2000 xuất xưởng năm 1996 được tạp chí Stereophile đánh giá là vĩ đại nhất lịch sử audio. Đến nay, giá bán của nó vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới (khoảng 135 nghìn USD cho preampli và cặp mono).

    Tin khác:

    Năm 2001, dòng ampli kế thừa thành tựu kỹ thuật ampli 2000 ra mắt. Giá bán không quá cao như dòng 2000, 1000 được audiophile thế giới hồ hởi đón nhận. Dòng 1000 đã thành công rực rỡ. Tất cả model đều được ít nhất một tạp chí hi-fi uy tín đánh giá “hay nhất năm”. Năm 2004, Boulder mở rộng gấp đôi quy mô sản xuất để cung ứng đủ hàng cho các nhà phân phối và đại lý.

    Năm 2007, Boulderra mắt dòng 800. Đây là bước tiếp cận thị trường hi-end có giá 7-13 nghìn USD của hãng. Có thể nói, sau nhiều năm hoạt động, tên tuổi Boulder đã vươn rất xa. Vì thế, việc ra đời dòng sản phẩm đậm chất Boulder với giá bán dành cho đông đảo audiophile là cần thiết, tạo điều kiện cho Boulder khai thác thêm nhiều thị trường mới.

    KỸ THUẬT THIẾT KẾ CHỦ ĐẠO

    Thông thường linh kiện điện tử được hàn lên mạch điện. Nhưng Boulder lại có sự khác biệt với phần còn lại của thế giới hi-end khi kết hợp các module tầng khuếch đại riêng rẽ (discrete gain stage) vào thiết kế mạch. Module này giống như một discrete opOamp chia độ lợi (gain) thành các tầng riêng biệt, giúp ampli có độ nhiễu rất thấp và công suất duy trì ở mức cao. Tùy theo mục đích sử dụng, các module này sẽ được thiết kế phù hợp, áp dụng cho cả thiết bị khuếch đại và thiết bị nguồn.

    boulder-860-amplifier

    Một module được lập trình trên phần mềm CAD, lựa chọn linh kiện điện tử chất lượng tối ưu, discrete op-amp này có nhiễu rất thấp và công suất cao so với “moonolith op-amp” thông thường. Tuy nhiên, hàng trăm linh kiện điện tử kết hợp trong một module đòi hỏi hãng phải tính toán thật chi tiết và chi phí đầu tư cũng tốn kém hơn .

    Automatic Load Sensing là kỹ thuật chế tạo ampli class A rất độc đáo. Với ampli class A thông thường, khi trở kháng xuống, thì công suất sẽ tăng lên. Kỹ thuật cảu Boulder nhằm duy trì công suất ra ổn định ở mức nhất định dù trở kháng có thay đổi, chỉ khi thật cần thiết mới huy động công suất lên mức cao nhất. Nguyên lý cơ bản ở tầng phát công suất gồm mạch tải chủ (master load)và một loại tải con (slave load). Tùy theo tín hiệu tải chủ sẽ tự động chỉnh hay ngắt tải con, hoạt động các tải do chip lập trình điều khiển.

    Tin khác:

    Với ampli công suất thông thường, các dòng bán dẫn hoạt động theo quy trình. Nhưng với ampli Boulder, ở một thời điểm chỉ một số lượng nhất định bóng bán dẫn hoạt động và luân phiên nhau. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa mạch phát chủ với các mạch phát con, công suất ra duy trì ổn định ở nhiều mức trở kháng khác nhau, giúp tín hiệu điện được bảo toàn tuyêt đối và âm thanh nghe trung thực đến mức khó hình dung.

    Ngoài ra, Boulder còn có bằng phát minh sáng chế rất nôi tiếng UpandOversampling dùng chế tạo DAC. Với kỹ thuật này, DAC 2020 được Tạp chí Stereophile đưa vào danh sách “Top 100 sản phẩm” của 40 năm lĩnh vực audio. Ứng dụng mới nhất của UpandOversampling là đầu đọc CD 2021 gây tiếng vang khi xuất hiện năm 2008.

    Hiện nay, ampli class A vẫn mang lại chất âm ấm áp, trung thực và tự nhiên nhất. Các thương hiệu hi-end đỉnh cao được biết đến với kỹ thuật thiết kế ampli Class A độc quyền như Green Bias (Gryphon), Sustained Plateau Bias (Krell), X-Amp (Burmester), Isolated Gain Cell (MBL). Automatc Load Sensing của Boulder dựa trên nền tảng cơ bản là sự kết hợp các module tầng khuếch đại riêng rẽ (discrete gain stage) với mạch class A, cho ra công suất rất cao và ổn định với các mức trở kháng. Điều đặc biệt này làm nên tên tuổi Boulder

    Tin khác:

    - Mua Dàn âm thanh karaoke giá rẻ vẫn đảm bảo chất lượng

    1090 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Bình luận đánh giá về

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    Tin mới
    Nhắn tin facebook Chát nhanh Zalo