Hi-tech hóa cuộc chơi hi-end: Cuộc “đảo chính” của nhạc số

Hoàng Audio 6 năm trước 1877 lượt xem

    Số lượng người dùng và sẵn sàng sở hữu không ngừng gia tăng. Các nhà sản xuất cũng liên tục tung ra thị trường các thiết bị tương thích hoặc dành riêng cho iPod. Ngay cả trang bán hàng trực tuyến lớn nhất thế giới amazon.com cũng bán CD cùng nhạc MP3. Thêm nữa, các phần mềm rip nhạc đẳng cấp xuất hiện liên tục và ngày càng hoàn hảo. Tất cả đã khẳng định ưu thế vượt trội của nhạc số, báo hiệu cuộc “cách mạng” sắp xảy ra.

    hi-tech-hoa-cuoc-choi-hi-end

    + Hiện nay, các mẫu music server liên tục ra mắt thị trường, các website bán nhạc lossless như hdtracks.com, itrax.com, burningshed.com, boomkat.com, iTunes của Apple, Linn Record, Chesky… cũng liên tục xuất hiện. Nếu nhạc rip từ CD chỉ có độ phân giải 16-bit/44,1KHz, thì nhạc mua tại các website kể trên có thể đạt chất lượng cao hơn hẳn, lên đến  24-bit/96KHz, thậm chí 24-bit/192KHz – thường được gọi là nhạc HD (hi definition: định dạng cao).

    hi-tech-hoa-cuoc-choi-hi-end-1

    + Hiện nay, hầu hết máy chủ âm nhạc đang bán trên thị trường đều đọc nhạc HD. Đây là lợi thế không nhỏ, nhưng nhược điểm là giá quá cao. Một chiếc music server cho âm thanh thuộc loại “nghe được” như Olive O3HD với ổ cứng gắn trong 500GB (chứa khoảng 1.500 CD nhạc HD) giá gốc khoảng 999USD, tương đương với CDP tầm trung mà âm thanh chưa chắc đã vượt trội. Thêm nữa, music server cũng không thể nâng cấp. Thậm chí, Olive O3HD hay Arcam MS250 còn không có đường kết nối với DAC rời, chỉ có cổng analog ra thẳng ampli, coi như bất khả thi trong việc thay đổi chất âm. Còn những mẫu music server mang lại âm thanh đẳng cấp như Olive O6HD, Sooloos, Cary MS-1, Sonore, Aurender cho phép kết nối với DAC rời thì giá phải từ vài nghìn Mỹ Kim trở lên và phần giải mã tín hiệu của máy cũng rất xuất sắc. Thậm chí, các thiết bị phát nhạc số của Linn hay Naim còn không có cả ổ cứng gắn trong, mà đơn thuần làm nhiệm vụ trung chuyển tín hiệu từ PC ra dàn âm thanh, ấy vậy mà giá bán cũng ngất ngưởng. Thế nên, music server vẫn được coi là “đồ chơi” của đại gia hoặc của những người “lười”, không thích “vọc” thiết bị. >>>

    + Với các audiophie “bình dân”, đặc biệt ở Việt Nam, chơi lossless từ máy tính vẫn là lựa chọn hàng đầu cả về chi phí lẫn chất lượng. Nếu trước đây phần mềm phát nhạc số chỉ có Window Media Player, Winamp, thì bây giờ đã xuất hiện thêm những cái tên khác như Amarra, Pure Music cho hệ điều hành MacOS và Foobar, XXHighEnd, J River Media Center cho hệ điều hành Windows, mới nhất là JPlay (được quảng cáo sẽ biến máy tính của người dùng thành hi-end transport). Nhưng thuận tiện, quen thuộc và được đánh giá cao hơn cả về chất âm vẫn là Foobar (phiên bản 0.8.3) và J River. Cách chơi phổ thông nhất với nguồn phát máy tính hiện nay là dùng cardsound có cổng coaxial hoặc optical, kết nối với DAC ngoài đến bộ giàn truyền thống. Tuy nhiên, chất lượng của âm thanh vẫn có vấn đề do nhiễu, ồn không được xử lý triệt để, chưa kể tín hiệu âm thanh vẫn phải chạy qua con chip giải mã rẻ tiền trên cardsound và chịu ảnh hưởng bởi sự can thiệp của âm lượng trên hệ điều hành

    >>> Tin tức liên quan:

    + Những người am hiểu hơn sẽ phát triển theo hướng mới hơn. Đó là lấy tín hiệu âm thanh trực tiếp từ cổng USB, kết nối trực tiếp với DAC hoặc chạy qua thiết bị được gọi là USB Converter. Với thiết bị này, tín hiệu âm thanh sẽ được lấy trực tiếp từ cổng USB của máy tính mà không thông qua cardsound và cũng không chịu ảnh hưởng của trình Kmixer trên Windows (nguyên nhân chính gây nhiễu, ồn). Trên thị trường có nhiều hãng sản xuất USB Converter, nhưng phổ thông và quen thuộc nhất trong giới audiophile ở Việt Nam là M2Tech, Musical Fidelity, Konnekt. So sánh giữa hai cách kết nối thì qua USB Converter có nhiều tiện ích hơn: chất lượng âm thanh cao hơn, sạch sẽ, chi tiết và được kiểm soát tốt hơn. Hiện nay, nhiều DAC đời mới trên thị trường có cổng USB, nhưng tín hiệu đầu vào chỉ là 16-bit/44,1 KHz, đồng nghĩa với việc không xử lý được các file nhạc HD. Trong khi đó, bên cạnh việc khử nhiễu, hầu hết USB Converter chống ồn còn đảm nhận luôn chức năng này.

    Giá USB Converter trên thị trường cũng có mức dao động khá lớn. Tuy nhiên, chỉ cần khoảng 3 triệu đồng là có thể mua sản phẩm có chất lượng khá tốt như M2Tech Hiface hay Musical Fidelity V-Link. Về DAC, các sản phẩm trong khoảng 10 triệu đồng trở xuống như DAC Magic của Cambridge Audio, V-Link của Musical Fidelity hay Arcam rDac đều khá hay trong tầm giá, đáng để quan tâm. Với chưa đến 20 triệu đồng, nếu khéo dựng, các audiophile có thể sở hữu nguồn phát nhạc số cả phần cứng lẫn phần mềm khá ổn.

     

    Tin khác:

    - Máy nghe nhạc cầm tay đạt chất lượng ngang bằng với đầu đĩa than

    - Dynaudio Xeo – Thiết kế loa high end không dây đầu tiên

    1877 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Bình luận đánh giá về

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    Tin mới
    Nhắn tin facebook Chát nhanh Zalo